Giỏ hàng

5 bí quyết bảo vệ cá Koi khỏi nắng nóng mùa hè

Nắng nóng không còn là mối lo với đàn cá yêu nếu bạn nắm được những bí quyết dưới đây.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WWO), từ mùa hè năm 2016, qua các năm gần đây là thời kỳ nóng nhất ở bán cầu bắc trong kỷ lục khí hậu suốt 140 năm qua. Nhiệt độ cao bất thường này là bởi hiện tượng thời tiết EL Nino .

Theo dự báo, nhiệt độ trên thế giới mỗi năm có thể cao hơn mức nhiệt trung bình khoảng 1 -2 độ C. Thực tế mùa hè tại Việt Nam nhiều năm gần đây thường xuyên thiết lập các kỷ lục nhiệt độ với mức độ gay gắt hơn. Thực sự rất oi bức!

Thời tiết như thế này thì cho dù là con người cũng khó mà thích nghi được huống chi là cá Koi. Nhiều người nghĩ rằng, Koi chỉ sống dưới nước, không cần tiếp xúc trực tiếp với môi trường nắng nóng bên ngoài thì sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Đây hoàn toàn là một suy nghĩ sai lầm!

Nắng nóng khiến con người khó thích nghi được huống chi là cá Koi

Khi nhiệt độ lên cao kéo theo nhiệt độ nước cũng tăng nhanh. Với cá Koi thì chỉ cần nhiệt độ nước trên 30 độ C đã gọi là cao. Nồng độ pH cao vượt tiêu chuẩn sẽ chuyển độc tố ammonia đã hòa tan trong nước từ dạng ít nguy hiểm hơn là NH4+ (ammonium) sang NH3- (cực kỳ độc hại), gây ngộ độc cho cá.

Ngoài ra, nồng độ oxy hòa tan (DO) cũng quyết định đến sự sống còn của hồ cá.  Khi nhiệt độ tăng lên, khoảng cách giữa các phần tử nước trở nên nhỏ hơn, oxy trong những khoảng trống này bị ép ra và nồng độ oxy giảm. Thông thường, nồng độ DO trong nước thấp nhất vào mùa hè.

Mỗi khi hè đến lại mang theo nhiều nỗi lo của người chơi Koi, vì không cẩn thận cả hồ Koi bạc tỷ sẽ mất trắng như thế này.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết bị vật tư hồ cá, qua quá trình tìm hiểu và tiếp thu kiến thức chăm sóc cá Koi từ khách hàng, ADKOI đã rút ra 5 bí quyết chăm sóc cá Koi khi nhiệt độ lên cao vào mùa hè sau.

1. Luôn đảm bảo đầy đủ oxy

Cá Koi cần một lượng oxy hòa tan đủ lớn để hô hấp. Mức oxy hòa tan tối thiểu nên là khoảng 6-7 mg/l (miligram trên một lít) để đảm bảo sức khỏe của cá Koi. Nhưng đây cũng là yếu tố dễ bị “bốc hơi” nhất khi mùa hè ghé qua.

Trạng bị đầy đủ máy sục khí là vô cùng cần thiết. Bạn có thể dùng máy đo DO để kiểm tra và điều chỉnh đến mức tiêu chuẩn bằng cách thay đổi công suất của máy sục khí cao lên và nên để từ 22h đến 4h để tăng DO.

>> Một số máy sủi khí uy tín nhất thị trường hiện nay

Ngoài ra, mùa hè nắng nóng, nhu cầu điện của con người tăng cao thường dẫn đến tình trạng mất điện do trục trặc kỹ thuật khiến máy mủi gắn nguồn điện trực tiếp không thể hoạt động được. Cá cũng không thể chờ điện được. Máy sủi tích điện sẽ là chiếc phao cứu sinh trong hoàn cảnh bất ngờ này.

Máy sủi tích điện HAILEA

>> Tối ưu hóa bể cá mùa nắng nóng với máy sủi khí thông thường và tích điện

2. Chế độ ăn

Đây cũng là một vấn đề rất cần được chú ý. Chế độ ăn của Koi không phải lúc nào cũng giống nhau. Thời tiết oi nóng, cá dễ chán ăn, ngược lại vào buổi tối nhiệt độ dịu hơn, cá sẽ thèm ăn hơn. Vì vậy chúng ta có thể chia lượng thức ăn phù hợp, ít vào ban ngày, nhiều về buổi tối.

Lưu ý không nên cho cá ăn quá nhiều vào một bữa mà phải chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, thông thường là 2-3 lần/ngày, mỗi lần ăn không quá 5 phút với khẩu phần tương ứng 1-3% trọng lượng của cá.

Không cho cá ăn trước 7h sáng và quá 22h vì khi này oxy hòa tan trong nước giảm xuống rất thấp. Thời điểm tốt nhất là 7h30, 10h30, 13h30, 16h30 và 21h30.

Ngoài ra, bạn có thể cho Koi ăn thêm hoa quả để bổ sung vitamin và tăng sức đề kháng tốt hơn.

Mỗi giai đoạn phát triển của Koi cũng cần có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Bạn có thể tham khảo qua bài viết sau: Khám phá bí mật dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của cá Koi.

3. Kiểm soát pH

Nếu pH của hồ cá ổn định, trong phạm vi tối ưu nhất, sẽ có tác dụng làm giảm áp lực lên cá, động vật thủy sinh có trong hồ. Từ đó, giúp chống lại các bệnh tật và cá sẽ có thể chịu được những áp lực khác.

Nồng độ pH tiêu chuẩn của Koi từ 7 – 7.5, đây là mức pH trung tính đến kiềm nhẹ, phù hợp với hệ tiêu hóa và hô hấp của cá Koi. Nếu quá mức mức này, sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cá, gây ngộ độc và rất nguy hiểm cho cá, ảnh hưởng tới các yếu tố lý hóa, sinh, có thể làm những chú cá của bạn bị sốc, yếu, bỏ ăn, cá có thể bị stress, nguy hiểm hơn là sẽ bị chết.

Để kiểm soát, bạn có thể bổ sung vi sinh cho hồ cá để giảm các chất độc. Tạo vi sinh trong hồ thủy sinh tạo cho Koi một môi trường sống nhân tạo vô cùng ‘tự nhiên”, ở đó chúng không bao giờ phải lo lắng về amonia hay nitrit – hai chất độc gây chết cá dù hàm lượng thấp, vì vi sinh đã ở đó và cân bằng hết tất thảy.

>> Người chơi Koi lâu năm tiết lộ bí mật bảo vệ hồ cá sạch sẽ: ứng dụng vi sinh vật

Ngoài ra,bạn cũng cần loại bỏ các tác nhân làm pH tăng cao như: san hô, sỏi 3 màu, cát muối tiêu (chính là san hô, vỏ ốc xay nhuyễn), một số loại đá màu trăng như đá tai mèo, đá kẹp kem,… và sử dụng vỏ sò để ổn định độ pH.

4. Tạo môi trường sống thoải mái cho Koi

Người chơi cũng có thể tự tạo ra một môi trường thoáng mát cho cá Koi bằng cách tạo mái che (khung bằng kim loại, tre, vầu rồi phủ lưới đen hoặc lớp lá cọ) hoặc chỗ trú ẩn cho cá mỗi khi nắng nóng gay gắt.

Có thể trồng nhiều cây xung quanh hồ để tạo bóng mát. Lưu ý nên dùng cây ít bị rụng lá.

Trồng nhiều cây xung quanh hồ để tạo bóng mát

Bạn cũng có thể tạo dòng chảy hoặc thác nước trong hồ để ổn định nhiệt độ và tăng nồng độ oxy hòa tan.

Thường xuyên vệ sinh hồ cá sạch sẽ hoặc thay nước khi cần thiết để loại bỏ các mầm bệnh. Bạn có thể sử dụng máy vệ sinh hồ cá vừa nhanh, tiện lợi lại vô cùng hiệu quả giúp giảm thời gian vệ sinh hồ.

>> Top 5 lý do bạn nên sử dụng máy vệ sinh hồ cá ngay từ bây giờ!

5. Kiểm tra sức khỏe cá Koi

Môi trường oi nóng cũng là môi trường lý tưởng cho các mầm bệnh sinh sôi nảy nở. Cá có thể mắc các loại bệnh nấm trắng, ghẻ, rận,… Bạn cần quan sát cá kỹ càng để nhận biết và phòng ngừa bệnh.

Cá bị nấm trắng nếu bạn thấy cá bơi lờ đờ, nước đục hơn bình thường. Trước hết bạn nên thay nguồn nước mới và tăng nhiệt độ lên 30 – 32 độ C. Tiếp sau đó tăng thêm lượng muối trong bể lên 0,5% so với lượng muối ban đầu. Tiếp tục cho thêm dung dịch trị nấm cá Malachite xanh và Formalin với liều lượng khoảng 1.5mg Malachite xanh/lit nước trong 1 giờ.

Cá bị ghẻ thì thân hình của cá bị tróc, lở loét và bắt đầu có hiện tượng xuất huyết trên da, ngoài ra hoa văn của cá sẽ xỉn màu và trắng bệch đi. Lúc này bạn cần ngay lập tức bắt cá ra khỏi bể và bôi trực tiếp loại thuốc trị ghẻ đặc hiệu lên mình cá, cứ như vậy trong 1-2 ngày tình hình của cá sẽ được cải thiện dần.

Cá bị bệnh rận thì trên vây, mang và thân cá có những đốm mày nâu đen hoặc nâu nhạt giống nốt ruồi; xuất hiện vết loét nhỏ nếu vị trí đó có nhiều rận tấn công. Bạn cần bắt cá ra ngày, kiểm tra quanh mình rồi cầm nhíp gắp rận ra khỏi cơ thể của cá và bôi thuốc sát khuẩn lên là được.

Hãy gọi ngay đến số Hotline/Zalo 0348 646 646 để ADKOI có thể tư vấn cho bạn miễn phí và chi tiết hơn nhé!

 

Danh mục tin tức

Từ khóa