Cá Koi bị Stress: Nắm bắt nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả
Stress là một bệnh lý thường gặp trong quá trình nuôi Koi. Không giống các loại bệnh có biểu hiện rõ ràng ở ngoại hình, stress ở cá thường khó nhận ra nếu như người chơi ít để ý đến các hành động nhỏ của cá.
1. Stress có gây hại nhiều đến cá không?
Stress là nguyên nhân chính làm mất đi lớp nhầy của cá. Chất nhầy rất quan trọng khi là rào cản vật lý đầu tiên ức chế sự xâm nhập của sinh vật gây bệnh từ môi trường vài cá. Nó cũng là một rào cản hóa học, có chứa enzyme và các kháng thể có thể giết chết sinh vật gây bệnh xâm nhập.
Stress gây hại thầm lặng cho cá và nó khiến cá dần dần bị rối loạn trao đổi chất, dẫn đến mất khoáng, giảm hấp thu dưỡng chất. Từ đó cá chậm lớn, còi cọc dễ nhiễm bệnh.
Dẫu vậy đây lại là một bệnh lý ít được người chơi để ý và quan tâm, một phần là bởi những dấu hiệu của bệnh này không quá rõ ràng.
2. Một số dấu hiệu cho thấy Koi bị stress
- Nhút nhát, sợ hãi chỗ đông cá: bạn có thể quan sát thấy chúng di chuyển chậm quanh khu vực sâu nhất của hồ hoặc thậm chí ẩn mình dưới chỗ trú ẩn của chính chúng hay dưới bóng cây.
- Phản ứng chậm: Hành vi thường thấy nhất là việc cá trở nên uể oải, bơi chậm hơn. Điều này có thể do chất nhầy bôi trơn cá bị giảm bớt khiến chúng khó di chuyển trong nước.
- Bỏ ăn, chán ăn: né tránh hoặc từ chối thức ăn.
- Gốc vây xuất hiện xung huyết.
3. Nguyên nhân gây stress cho cá
Môi trường sống
Đây chắc chắn là yếu tố tác động nhiều nhất. Trong bài viết 4 tiêu chí cần có để cá Koi có môi trường sống lý tưởng, ADKOI đã chia sẻ những kiến thức thực tế về các chỉ số cần thiết để Koi được sống khỏe mạnh. Nhưng nhiều lúc người chơi sẽ không để ý kỹ khiến môi trường sống của Koi không được đảm bảo
- Chất lượng nước kém: Nước bẩn, thiếu oxy, nồng độ amoniac, nitrite, nitrate cao là những yếu tố trực tiếp gây stress cho cá Koi.
- Nhiệt độ thay đổi: Cá koi thích hợp với môi trường nước ổn định và việc duy trì ổn định đó là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc chúng. Với các hồ cá lộ thiên thì sự thay đổi nhiệt độ do thời tiết có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ hồ cá.
- Tiếng ồn: Âm thanh lớn từ các thiết bị máy móc lâu ngày cũng khiến Koi cảm thấy bị đe dọa.
- Thay đổi môi trường đột ngột: điều này có thể xảy ra khi Koi vừa mới được thả hồ mới. Trên thực tế, Koi là loài cá khá dễ thích nghi với môi trường mới. Sau 2 tuần thả chúng có thể hoạt động bình thường và thoải mái. Nếu không như vậy thì rất có thể môi trường hồ nước có vấn đề khiến chúng khó chịu.
Mật độ cá
Mật độ cá quá cao trong hồ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy, tích tụ chất thải, ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khỏe cá Koi.
Ngoài ra, càng đông thì sự cạnh tranh về điều kiện sống giữa chúng cũng sẽ gay gắt hơn và những cá thể Koi yếu hơn sẽ bị tấn công khiến chúng sợ hãi.
Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
Cho Koi ăn quá nhiều hoặc quá ít hoặc cho ăn không theo giai đoạn cũng khiến chúng bị stress. Không chỉ vậy, nhiều người chơi ham rẻ nên đã lựa chọn các loại cám kém chất lượng, không thơm, ít dinh dưỡng cần cho quá trình phát triển của Koi.
>> Đọc thêm: Những dấu hiệu cá Koi “kêu cứu” khi bạn cho ăn sai cách
Cá bị bệnh
Một số ký sinh trùng hoặc vi khuẩn tấn công lên mang, da, vây cá Koi như sán, trùng bánh xe, trùng roi,... khiến cá Koi ngứa ngáy khó chịu. Những ký sinh trùng này có thể gây nên bệnh nấm, sán mang, sán da... và làm cho cá bị stress.
Cá bị ghẻ
4. Cách phòng tránh
“Thất Bại trong chuẩn bị là chuẩn bị cho Thất Bại”. Stress là một căn bệnh nguy hiểm vô hình và cũng là nguyên nhân của nhiều loại bệnh khác cho cá. Tìm cách phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh.
Để bảo vệ cá koi khỏi căng thẳng và các bệnh liên quan, có một số lưu ý quan trọng sau đây:
Dọn sạch hồ nuôi sau khi xây dựng bằng cách sử dụng vôi CaCO3, rửa sạch bằng phèn chua hoặc nước muối, sau đó phơi nắng trong vòng 5 ngày để loại bỏ bụi bẩn và diệt khuẩn.
Bảo vệ hồ cá koi bằng lưới hoặc xây dựng thành hồ có độ sâu cao hơn so với mặt nước để ngăn ngừa động vật săn mồi gây rối cho cá.
Xây dựng thành hồ có độ sâu cao hơn so với mặt nước
Lựa chọn cá koi khỏe mạnh và có nguồn gốc rõ ràng từ đầu. Các loại cá koi thuần chủng nhập khẩu từ Nhật Bản thường đáng tin cậy, đảm bảo cả giống và màu sắc đẹp. Sau khi bắt cá về, hãy cách ly chúng và thực hiện tắm muối hoặc tắm thuốc để tiêu diệt khuẩn. Cách ly ít nhất 14 ngày để dưỡng cá và ngăn ngừa bệnh từ bên trong.
Tránh thả quá nhiều cá koi vào hồ: Một con cá koi trưởng thành có chiều dài trung bình từ 30cm, cần khoảng 1,3 mét khối nước. Như vậy, với hồ cá 10 mét khối nước thì bạn có thể nuôi được từ 9 - 10 con cá koi. Còn cá koi cỡ đại, size từ 40 - 45cm thì chỉ nên nuôi từ 6-7 con. Nếu cá koi có thích thước nhỏ hơn, khoảng 15cm thì có thể nuôi với mật độ dày hơn, tầm 20 con. Với cá koi size nhỏ (cá koi mini), kích thước 10cm thì mật độ nuôi cá koi trong bể kính có thể là từ 30 - 35 con.
Tạo môi trường ẩn náu để Koi cảm thấy được an toàn hơn và tăng cường sục khí nơi trú ẩn.
Thường xuyên thay nước trong hồ và đảm bảo rằng nước mới được xử lý để diệt khuẩn. Hãy định kỳ khử trùng hồ hoặc bể cá koi của bạn.
Bạn cũng nên chú ý với vấn đề độ ồn, hiện nay trên thị trường có nhiều thiết bị hồ cá hoạt động tốt mà không gây ồn quá nhiều. Đọc bài viết sau: Độ ồn của máy bơm: Vấn đề đau đầu nhất với người chơi cá trong nhà.
Hãy liên hệ số Hotline 0348646646 để ADKOI có thể tư vấn cho bạn chi tiết hơn nhé!