Giỏ hàng

Cá Koi bỏ ăn: Nguyên nhân và cách chăm sóc

Cá Koi đột nhiên lười ăn hay thậm chí là bỏ ăn khiến bạn lo lắng mà không biết làm thế nào? Nhận biết ngay nguyên nhân và cách chữa trị cho Koi thông qua bài viết dưới đây.

“Nuôi Koi dễ hay khó?” Trước khi bắt đầu, nhiều người chơi đã đặt ra câu hỏi đó. Trên thực tế, khi chăm sóc bất cứ thứ gì cũng luôn cần sự tận tâm và kiên trì mới hái được thành quả, “10 năm vun trồng mới được 1 ngày thấy quả ngọt”.

Chăm sóc cá Koi mà theo nhiều người nhận định là cần đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, tiền bạc và công sức. Khi vượt qua tất cả cảnh ngưỡng đó, nuôi cá Koi sẽ từ một thú chơi lên tầm nghệ thuật và mỗi người chơi là một nghệ nhân. Koi trở thành niềm tự hào và nơi ký thác tinh thần cùng những mong mỏi lớn nhất của người chơi.

Yêu Koi là vậy, nhưng đến một ngày Koi bất ngờ lười ăn hơn hoặc bỏ ăn mà không hiểu vì sao. Bạn không cần quá lo lắng! Hãy suy xét những nguyên nhân và tham khảo cách chăm sóc cá Koi khi bỏ ăn mà ADKOI đã đúc rút trong suốt quá trình hơn 10 năm được khách hàng tin tưởng được tư vấn.

1. Môi trường nước

Bạn có biết, lượng thức ăn mà Koi nạp vào sẽ thực sự phụ thuộc vào nhiệt độ nước hay không? Nếu để ý kỹ thì sẽ thấy Koi ăn ít hơn vào đầu mùa xuân cũng như mùa đông khi trời lạnh hơn. Với trường hợp này bạn cũng không cần quá lo lắng, bởi mùa đông phần lớn cá thường chuyển sang chế độ ngủ đông, hãy tăng nhiệt độ trong hồ lên tầm 30 – 32 độ C, cá sẽ ăn khỏe như bình thường.

 Vậy Koi ăn nhiều vào mùa hè khi trời ấm? Cũng không hẳn vậy, nếu hè quá nóng cũng khiến cá dễ chán ăn, ngược lại về buổi tối nhiệt độ dịu hơn, cá sẽ thèm ăn hơn. Bởi sự “đỏng đảnh” này mà khi môi trường nước thay đổi đột ngột do thời tiết bên ngoài sẽ khiến cá Koi lười ăn từ từ và dần thích nghi với nhiệt độ mới không phù hợp với Koi.

Ở trường hợp này, đầu tiên bạn cần vớt cá ra tank dưỡng, đo đạc và điều chỉnh lại các chỉ số trong môi trường nước thích hợp cho cá như: nồng độ pH từ 7-7.5, nhiệt độ duy trì từ 15-25 độ C, các chất Amonia và Nitrit đều phải duy trì ở mức không đáng kể (Amonia <0,02 mg/l và nitrit <0,2 mg/l).

Môi trường nước rất quan trọng với Koi

2. Thức ăn

Nguồn thức ăn kém chất lượng

Trên thị trường trôi nổi rất nhiều thương hiệu thức ăn cá Koi, có loại đắt có loại rẻ và chất lượng không đồng đều. Thức ăn chất lượng thấp thường chứa ít các thành phần mà Koi thực sự cần mà thay vào đó các chất phụ gia khác để giảm giá thành sản phẩm gây ra sự tích tụ chất thải dư thừa khiến cá không tiêu hóa được. Ngoài ra, các dòng cám như vậy sẽ không thơm ngon do không được làm từ đồ tươi, cá sẽ nhanh chán và trở nên lười ăn hơn.

Là một người chơi thông minh, bạn cân nhắc được đâu sẽ là khoản đầu tư dài hạn và đem lại sức khỏe cho Koi. Hãy chọn những dòng cám có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu tên tuổi lâu năm dù chúng chỉ đắt hơn một chút thôi nhưng đổi lại bạn có thể mua thêm “sự an tâm” vì để tồn tại lâu như vậy chắc chắn những thương hiệu đó đã hoạt động dựa trên sự tin tưởng của người dùng.

>> Muốn Koi khỏe mạnh: Hãy chọn cám tốt!

Muốn Koi khỏe mạnh: Hãy chọn cám tốt!

Chế độ ăn chưa hợp lý

Về tập tính, cá Koi là loài động vật ăn tạp, ăn gần như mọi thứ chúng nhìn thấy, ăn không biết dừng lại dù bụng đã đầy. Trong khi đó, thời gian tiêu hóa của chúng trung bình chỉ từ 3-5 tiếng. Nếu bạn cho ăn quá nhiều, cá sẽ không kịp tiêu hóa, lâu ngày sẽ dẫn đến táo bón.

Trường hợp này thì khá dễ điều trị, bạn chỉ cần cho cá ăn ít lại bằng 1/3 -1/4 lượng thức ăn trước đây và ăn tối đa 1 lần/ ngày, ngoài ra bạn cũng có thể cho cá ăn thêm trái cây để cá dễ tiêu hóa hơn.

Nếu không muốn tình trạng này lặp lại, bạn cần áp dụng đúng công thức mà ADKOI đã tích hợp trong bài viếtCho cá Koi ăn đúng cách: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z.

3. Cá mắc bệnh

Các loại bệnh như bệnh nấm trắng, bệnh ghẻ, bệnh rận... là nguyên nhân cho tình trạng này. Bạn cần quan sát cá kỹ càng để nhận biết và phòng ngừa bệnh.

Nếu bạn thấy cá bơi lờ đờ, đôi khi lười bơi; nước trong hồ/bể cá bị đục mùa hơn bình thường thì có thể cá đã bị nấm trắng. Trước hết bạn nên thay nguồn nước mới và tăng nhiệt độ lên 30 – 32 độ C. Tiếp sau đó tăng thêm lượng muối trong bể lên 0,5% so với lượng muối ban đầu. Tiếp tục cho thêm dung dịch trị nấm cá Malachite xanh và Formalin với liều lượng khoảng 1.5mg Malachite xanh/lit nước trong 1 giờ.

Cá bị nấm trắng

Cá bị ghẻ thì thân hình của cá bị tróc, lở loét và bắt đầu có hiện tượng xuất huyết trên da, ngoài ra hoa văn của cá sẽ xỉn màu và trắng bệch đi. Lúc này bạn cần ngay lập tức bắt cá ra khỏi bể và bôi trực tiếp loại thuốc trị ghẻ đặc hiệu lên mình cá, cứ như vậy trong 1-2 ngày tình hình của cá sẽ được cải thiện dần.

Cá bị ghẻ

Cá bị bệnh rận thì trên vây, mang và thân cá có những đốm mày nâu đen hoặc nâu nhạt giống nốt ruồi; xuất hiện vết loét nhỏ nếu vị trí đó có nhiều rận tấn công. Bạn cần bắt cá ra ngày, kiểm tra quanh mình rồi cầm nhíp gắp rận ra khỏi cơ thể của cá và bôi thuốc sát khuẩn lên là được.

Cá mắc bệnh rận

4. Cá bị căng thẳng

Tất cả những trường hợp trên đều có thể là nguyên nhân dẫn đến việc cá bị stress. Ngoài ra, nếu mật độ hồ cá quá dày hoặc người chơi nuôi chung Koi với các loài cá khác không hợp tính khiến Koi cảm thấy bị nguy hiểm cộng thêm mức độ cạnh tranh về không gian sống và thức ăn, Koi sẽ nhút nhát phản ứng chậm chạp, sợ hãi chỗ đông cá, tách dần khỏi đàn và bơi riêng lẻ.

>> Có nên nuôi Koi chung với loài cá khác không?

Bởi vậy việc tạo môi trường sống lý tưởng cho cá ngày từ khi bắt đầu là rất quan trọng, không thể “được bước nào hay bước đó”.

>> Xem thêm: 4 tiêu chí cần có để cá Koi có môi trường sống lý tưởng

Hãy liên hệ ngay số Hotline/Zalo sau: 0348 646 646 để ADKOI có thể tư vấn cho bạn chi tiết hơn nhé!

 

Danh mục tin tức

Từ khóa