Đánh giá khách quan khả năng diệt rêu tảo của đèn UV
Đèn UV có thực sự diệt sạch rêu tảo ?
“Rêu tảo” thực sự là nỗi ám ảnh đối với những người chơi cá cảnh. Chúng có thể làm nước trong hồ bị đục bẩn và có mùi tanh khó chịu, khi tảo hình thành quá nhiều sẽ sinh ra các loại vi khuẩn và kí sinh trùng gây nên các loại bệnh cho cá.
Khi mọc đến mức độ dày đặc, loài thủy sinh này làm cản trở không gian bơi lội cũng như sinh sống của các cá thể trong hồ. Chúng sẽ “hút” hết oxy trong nước, khiến cho các sinh vật trong hồ bị thiếu oxy và có thể chết.
“Rêu tảo” là nỗi ám ảnh đối với những người chơi cá cảnh
Sự thật là, dù là bể cá nhỏ hay hồ cá lớn, được trang bị đầy đủ hệ thống lọc hoặc không thì rêu tảo vẫn sẽ xuất hiện . Đơn giản vì nguồn dinh dưỡng của chúng là các vi khuẩn phân giải nằm từ chất thải và thức ăn thừa của động thực vật trong hồ cũng như các tác nhân bên ngoài.
Rêu tảo cũng không thể diệt trừ dễ dàng như các cặn bẩn mà chỉ cần sử dụng chổi lọc/ Drum Filter, bùi nhùi, sứ lọc là có thể loại bỏ được. Chúng không thể nhìn thấy và thường ngụy trang trong những dòng nước đã được lọc sạch khiến người chơi lầm tưởng mà chủ quan bỏ qua, lâu dần tích tụ thành mầm bệnh cho cá.
Bởi vậy, người ta hay ví đèn UV là một chiếc “kính chiếu yêu” phát hiện những tàn dư còn sót lại đó và tiêu diệt sạch sẽ trước khi chúng kịp sinh sôi bằng tia UV.
Khả năng diệt rêu tảo của đèn UV
Thực chất, tia UV vốn được biết tới là tia cực tím có nguồn gốc từ mặt trời. Khác với đèn chiếu sáng thông thường, đèn UV nhân tạo sẽ tạo ra luồng sáng cực kín với bước sóng 100 – 280 nm(UVC). Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, tia UV ở bước sóng 254nm có khả năng chống lại tất cả các mầm bệnh. Bao gồm các mầm bệnh xuất phát từ thực phẩm, vi khuẩn, vi rút, vi sinh vật, nấm mốc...
Nếu như UV tác động đến DNA/RNA của vi khuẩn, virus khiến quá trìnhh nhân bản, gây bệnh bị ngưng trệ, thì với tảo, rêu sẽ bẻ gãy các liên kết, diệt được các bào tử của tảo xanh, ký sinh giúp cho nước hồ luôn sạch, an toàn mà không cần dùng đến hóa chất. Điều này là đặc biệt tốt vì sử dụng chất hóa học không tính toán cẩn thận mà dư thừa sẽ phản tác dụng gây hại cho cá.
Mức tiêu thụ điện năng của một chiếc đèn UV chỉ bằng một bóng đèn 60 W, cũng là một giải pháp hợp lý cho vấn đề tiết kiệm chi phí với người chơi.
Hiện nay, nhiều người đã sử dụng loại đèn này như là ngăn lọc thứ 3 bên cạnh lọc thô và lọc sinh học như là một sự thừa nhận lớn về khả năng diệt sạch tàn dư rêu tảo tốt của loại đèn này.
Một số lưu ý nhất định phải cân nhắc
Mặc dù mang đến hiệu quả khử trùng cao nhưng đèn UV có một nhược điểm lớn là việc động vật tiếp xúc trực tiếp với chúng có thể có hại. Chính vì vậy, sử dụng loại đèn này cần có công suất phù hợp với dung tích bể, mức độ bẩn và đặc biệt hạn chế chiếu sáng trực tiếp vào vật nuôi. Những kiến thức này đã được ADKOI chia sẻ rất chi tiết qua bài viết: Tại sao hồ Koi của bạn cần ít nhất một chiếc đèn UV?
Một lưu ý rằng, đèn UV chỉ có thể diệt rêu tảo mà không thể diệt tận gốc các rong rêu bám ở thành hồ được. Bởi vậy bạn vẫn cần phải kết hợp với việc vệ sinh hồ thường xuyên hơn. Sau một thời gian bạn nên kiểm tra và gọi đội vệ sinh đến; hoặc nếu muốn tiện lợi mà không mất quá nhiều chi phí phụ như vậy, bạn có thể sử dụng thêm máy vệ sinh hồ chuyên dụng, làm sạch rêu tảo bám trong phút mốt.
>> 5 lý do bạn nên mua máy dọn vệ sinh hồ cá ngay từ bây giờ!
Bạn có thể sử dụng tích hợp đèn UV vào hệ thống lọc và sẽ là công cụ bổ trợ tuyệt vời bên cạnh các máy bơm, máy sủi và các thiết bị lọc.
>> Tham khảo 1 số sản phẩm: Máy bơm ; máy sủi khí ; thiết bị - vật liệu lọc
Ngoài ra, chiếc đèn này không thể chạy vĩnh viễn mà không thay được. Đôi khi độ pH trong hồ quá cao, tức kiềm cao dễ gây ra chất kết tủa bám vào đèn khiến đèn không thể hoạt động tốt. Bạn cũng cần kiểm tra thường xuyên để nắm được tình hình. Có thể thay đèn 1 lần/năm.
Bạn có thể gọi ngay đến số Hotline/Zalo: 0348 646 646 để ADKOI có thể tư vấn cho bạn chi tiết hơn nhé!