Quy trình chăm sóc cá Koi trong và sau mùa mưa lũ
Siêu bão Yagi vừa càn quét với sức mạnh công phá khủng khiếp đi kèm những trận mưa dông kéo dài nhiều ngày. Điều này khiến nhiều người chơi Koi thấp thỏm lo sợ hồ cá bạc tỷ sẽ theo dòng nước mà bị “cuốn trôi, mất trắng”.
Mặc dù các hiện tượng thời tiết đang ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo, người chơi Koi phải luôn tạo cho mình thế chủ động bằng sự chuẩn bị thật kỹ càng trước các mối nguy bất ngờ đó. Với hơn 10 năm kinh nghiệm cung ứng thiết bị và chăm sóc hồ cá Koi, ADKOI sẽ cung cấp cho bạn quy trình chăm sóc Koi trong và sau mùa mưa lũ đầy đủ nhất.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu những tác động tiêu cực mà mưa lũ có thể ảnh hưởng đến hồ cá:
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột: gây sốc nhiệt mạnh cho cá
- Mưa lớn loãng nước: giảm lượng oxy trong hồ, thay đổi độ pH của hồ,…
- Nước bị ô nhiễm: Nước mưa kéo theo chất thải trên bờ và thậm chí cả khói bụi độc hại với những nơi có không khí ô nhiễm, kết hợp với chất thải lưu trữ lâu ngày và thức ăn dư thừa có sẵn trong hồ khiến nước bị đục hơn.
- Cá bị stress: vì các yếu tố trên, cộng thêm vi khuẩn tích tụ gây ra các mầm bệnh cho cá.
Chăm sóc cá vào mùa mưa lũ kéo dài
- Kiểm tra hệ thống lọc: Hệ thống lọc nước đối với hồ cá nhân tạo được ví như trung tâm của sự sống đối với sinh vật trong hồ. Do đó cần kiểm tra vệ sinh hệ thống lọc thật kỹ và thường xuyên để đảm bảo loại bỏ các chất bẩn và vi khuẩn có hại trong hồ.
- Kiểm tra chất lượng nước, đặc biệt là độ pH: bạn cần thường xuyên kiểm tra độ pH của nước trong hồ, có thể là 2 giờ kiểm tra một lần trong lúc trời mưa và ngay sau khi tạnh mưa, đảm bảo dao động độ pH giữa sáng và chiều không quá 0,5 độ, tránh làm cá Koi bị sốc.
- Kiểm tra hệ thống thoát nước: tránh để hồ bị ngập úng, mực nước dâng quá cao khiến cá bị trôi ra ngoài. Nếu mực nước thay đổi quá nhanh, cá có thể gặp nguy hiểm do thay đổi độ pH và nhiệt độ nước thì người chơi nên xả đáy để đảm bảo cân bằng mực nước trong hồ.
- Tăng lượng oxy trong nước: bật sủi và thác nước tối đa. Ngoài ra, mưa bão có thể xảy ra tình trạng mất điện. Bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn máy sủi khí tích điện để phòng ngừa. Tham khảo sản phẩm: máy sủi khí tích điện công nghệ cao
- Điều chỉnh chế độ ăn: Khi mưa to cá dễ bị stress, hệ tiêu hóa của cá sẽ yếu đi và khó tiêu hóa. Khi mưa nhiều ngày có thể ngưng cho cá ăn vài bữa. Ngoài ra bạn cũng nên chọn các nguồn thức ăn dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng. Tham khảo thêm: Cho cá Koi ăn đúng cách: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z.
Những việc cần làm sau cơn mưa
- Vệ sinh hồ cá: loại bỏ hết thảy các rác thải, lá cây và các chất bẩn khác ra khỏi hồ. Bạn có thể sử dụng thêm các công cụ vệ sinh khác để hỗ trợ công việc này nhanh gọn hơn. Tham khảo sản phẩm: Máy vệ sịnh hồ cá
- Thay nước: thay nước cho hồ cá sau cơn mưa là việc nên làm và vô cùng cần thiết, đảm bảo nguồn nước sạch cho cá koi sinh sống. Lượng nước an toàn, phù hợp để thay là khoảng 20% đến 50% thể tích hồ.
- Bổ sung muối: vừa đủ để trung hòa nồng độ nước sở dĩ vì Cá Koi quen sống trong nước có một lượng muối nhất định để cân bằng áp suất thẩm thấu, giúp cá giảm stress và khử trùng hiệu quả.
- Châm thuốc khử trùng toàn bể.
- Trộn trực tiếp vitamin vào thức ăn: vitamin C (tăng cường hệ miễn dịch, giúp cá chống lại căng thẳng); Vitamin E (hỗ trợ phục hồi tế bào và chức năng sinh sản); Vitamin B complex (giúp giảm stress và tăng cường chức năng trao đổi chất).
- Tăng cường vi sinh: trung hòa acid và các độc tố khác theo dòng nước mưa cuốn vào hồ cá.
Tăng cường vi sinh cho cá
- Bổ sung khoáng chất: như canxi, magie, phosphor
- Kiểm tra sức khỏe cá: để phát hiện sớm nếu cá có các biểu hiện bệnh và tìm cách chữa ngay lập tức.
Hãy gọi ngay đến số Hotline/Zalo 0348 646 646 để ADKOI có thể tư vấn cho bạn chi tiết hơn nhé!